Xây dựng sản phẩm du lịch từ tín ngưỡng thờ Mẫu

25/02/2025 07:23 | Du lịch
Công Bắc

Trong bối cảnh du lịch tâm linh nở rộ, việc xây dựng sản phẩm du lịch từ sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu đang đặt ra bài toán quan trọng: Làm thế nào để vừa bảo tồn giá trị nguyên bản của di sản, vừa giúp nó thích nghi với đời sống đương đại?

Đây cũng là một trong những nội dung chính tại tọa đàm Phát huy giá trị truyền thống của đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang được UBND TP Tuyên Quang tổ chức ít ngày trước tại địa phương này.

Tránh cứng nhắc trong bảo vệ di sản

Việc "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" trở thành Di sản thế giới từ năm 2016 đã đặt ra nhiều cách tiếp cận cho bài toán bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Một số phương thức cởi mở như sân khấu hóa, trình diễn nghệ thuật, xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh gắn với sinh hoạt tín ngưỡng đã được triển khai nhằm đưa di sản lan tỏa trong cộng đồng, đến gần hơn với công chúng.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn tồn tại những quan điểm khắt khe về bảo vệ tính nguyên bản của tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhiều người cho rằng di sản này cần được gìn giữ trong không gian thờ tự truyền thống và phản đối mạnh mẽ các hình thức thực hành bị xem là sai lệch hoặc không phù hợp. Quan điểm này còn dựa trên các quy định từng có trong Luật Di sản văn hóa, cùng với những nghị định, thông tư liên quan, trong đó nhấn mạnh việc không tùy tiện đưa di sản ra khỏi không gian thờ tự.

Xây dựng sản phẩm du lịch từ tín ngưỡng thờ Mẫu - Ảnh 1.

Nghi thức rước Mẫu tại Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2024

Trước thực tế này, PGS-TS Bùi Hoài Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội) cho biết: Năm 2024, Quốc hội vừa thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có nhiều tranh luận xoay quanh đến vấn đề này. Trước đó, dự thảo luật từng nghiêm cấm mọi hình thức biến tướng hay tạo ra sản phẩm phái sinh từ di sản văn hóa. Tuy nhiên, sau nhiều tranh luận, điều khoản này đã được loại bỏ.

Theo ông Sơn, bảo vệ di sản văn hóa có nhiều cách khác nhau. Việc giữ gìn nguyên vẹn là cần thiết để tránh việc thế hệ sau hiểu sai thông điệp của cha ông, dẫn đến bóp méo giá trị gốc. Nhưng đồng thời, cũng cần có cách tiếp cận linh hoạt, giúp di sản thích nghi với đời sống đương đại, không để giới trẻ dần xa rời di sản, và làm nó mất đi sức sống.

"Hiện nay, chúng ta cho phép một số hình thức trình diễn trong khuôn khổ nhất định, miễn là không làm tổn hại đến giá trị cốt lõi, tính thiêng của nghi lễ" - ông Sơn dẫn chứng - "Những yếu tố văn hóa tín ngưỡng có thể được đưa vào sân khấu, làm chất liệu cho âm nhạc, múa hát, giống như cách một số nghệ sĩ như Hoàng Thùy Linh, Hà Myo đã thực hiện".

Đặc biệt, PGS-TS Bùi Hoài Sơn còn nhấn mạnh: Một trong những đặc trưng của văn hóa dân gian là tính dị bản - sự biến đổi, thích nghi theo thời gian và không gian. Điều này khiến chúng ta khó xác định một cách tuyệt đối đâu là "gốc", đâu là "không gốc".

"Mọi sự so sánh trong văn hóa đều khập khiễng. Khi UNESCO ghi danh một di sản văn hóa phi vật thể, điều đó không có nghĩa là công nhận nó ở tầm cao hơn các di sản khác, mà chỉ ghi nhận nó là một giá trị mang tính đại diện cho cộng đồng. Hiểu được những triết lý này, chúng ta sẽ có cách thực hành và bảo vệ di sản văn hóa linh hoạt, tránh sự cứng nhắc, cố chấp" - ông Sơn nói.

Hướng tới những sản phẩm du lịch chất lượng

Theo các chuyên gia, việc đảm bảo tính linh hoạt trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhiều cộng đồng nắm giữ di sản đã và đang tiếp cận theo hướng xây dựng các sản phẩm du lịch, coi đây là một giải pháp hiệu quả để vừa bảo tồn di sản, vừa khai thác giá trị nhằm thúc đẩy du lịch văn hóa bền vững, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng sản phẩm du lịch từ tín ngưỡng thờ Mẫu - Ảnh 2.

Tọa đàm “Phát huy giá trị truyền thống của đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang”

Thực tế, mô hình kết hợp giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch đang được nhiều địa phương khai thác, trong đó Tuyên Quang là một ví dụ điển hình. Với lợi thế về tín ngưỡng thờ Mẫu cùng hệ thống di sản văn hóa phong phú, Tuyên Quang đang từng bước khai thác hiệu quả các giá trị này để tạo dựng những sản phẩm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Đơn cử, hằng năm, có nhiều tour du lịch tâm linh kết nối du lịch TP Tuyên Quang: Từ trung tâm thành phố - đền Hạ, đền Kiếp Bạc - đền Lâm Sơn Linh Từ - đền Thượng - đền Cấm - Thiền viện Trúc Lâm - đền Ghềnh Quýt - đền Cảnh Xanh - đền Mỏ Than - chùa Linh Thông - đền Ỷ La; tuyến du lịch tâm linh từ trung tâm thành phố - đền Hạ, đền Kiếp Bạc - chùa Trùng Quang - đến các điểm di tích và thờ tự của các huyện… tạo ra mùa du lịch tâm linh đầu Xuân rất sôi động.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Vũ Phan (nguyên Quyền Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Tuyên Quang), sản phẩm du lịch tâm linh của địa phương này dù hình thành từ lâu nhưng lại chưa mang lại nhiều nguồn lợi cho thành phố.

"Thường khách chỉ đi tour 1 ngày là hết các điểm cần đến và không kịp chi tiêu gì nhiều. Trong khi, mục tiêu cuối cùng của người làm du lịch là phải tạo ra nguồn thu nhập từ du khách" - TS Phan đặt vấn đề - "Du lịch tâm linh ở Tuyên Quang được coi là một sản phẩm du lịch của cộng đồng nên vấn đề ở đây là toàn bộ cộng đồng phải liên kết, phối hợp mới có một sản phẩm hoàn chỉnh để cả cộng đồng cùng khai thác, cùng hưởng lợi".

Từ thực tế này, ông Phan cho rằng, du lịch tâm linh ở Tuyên Quang phải tạo ra được sự khác biệt. Trong đó, TP Tuyên Quang phải dựa vào đặc điểm tín ngưỡng bản địa, đó là làm nổi bật đối tượng thờ tại đây là thờ Mẫu Thoải.

"Việc quan trọng nhất là phải xây dựng được sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng, hoàn chỉnh. Rất may, hiện chúng ta đã có Lễ hội rước Mẫu đền Hạ, được khôi phục từ năm 2007 là hạt nhân của sản phẩm du lịch này, thời gian diễn ra gần 1 tuần" - ông Phan phân tích - "Nhưng hoạt động của du khách hiện chỉ dừng lại ở việc thắp hương cầu cúng, tham gia tế lễ tại các đền. Như vậy rất đơn điệu. Điều này bắt buộc chúng ta phải nghĩ tới việc làm phong phú hơn các hoạt động chính, phụ, bên lề để mở rộng biên độ hoạt động và chi tiêu của du khách".

Để xây dựng một sản phẩm du lịch bền vững cho Tuyên Quang, chuyên gia này cũng đề xuất ý tưởng về việc tổ chức đám rước Mẫu từ đền Thượng về đền Hạ bằng đường sông.

Việc rước Mẫu trên sông sẽ mang lại một không gian đẹp, hoành tráng, có điều kiện để các hoạt động 2 bên bờ sông phát triển. Có một khu vực đủ lớn để đặt các kiệu, xung quanh là các thuyền đua của các phường, ngoài ra là một số thuyền hát văn, bát âm, hội đồng văn… trên sông, hình ảnh đó sẽ có sức quảng bá rất lớn cho du lịch. Sông về đêm còn có thể tổ chức thả hoa đăng, thi đèn lồng đẹp, tổ chức hát văn trên thuyền, trên bến sông, tại cửa đền. Dọc bờ sông tổ chức các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc… Hơn thế, ở 2 bờ sông Lô lung linh các loại đèn, hoa, có thể kể những câu chuyện truyền thuyết bằng âm nhạc và ánh sáng trên mặt sông.

Theo ông Phan, việc tổ chức đám rước trên sông, cùng với rước trên bộ từ đền Ỷ La về đền Hạ sẽ mở ra không gian sôi động trên bến, dưới thuyền và trở thành một điểm nhấn quan trọng cho du lịch tâm linh đầu năm của TP Tuyên Quang. 

Tọa đàm được tổ chức trước thềm Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025 sẽ diễn ra từ 9/3 đến 15/3 ở TP Tuyên Quang, tại các di tích này.

Tin cùng chuyên mục

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Chuỗi sự kiện "Dạo bước Trung Quốc" năm 2025 vừa khai mạc tại Vũ Hán với sự tham dự của đông đảo nghệ sĩ, Kols, phóng viên...

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Với Hà Giang - nơi có 19 dân tộc cùng sinh sống, văn hóa chính là gốc rễ, bản sắc không thể hòa lẫn. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch xanh gắn với sinh kế bền vững và niềm tự hào của cộng đồng.

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Trước thông tin một số khách sạn tại Hà Nội "cháy phòng" trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định thành phố hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách trong kỳ nghỉ lễ này.

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70km về phía Bắc, Mũi Vi Rồng thuộc thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nét hoang sơ, kỳ bí được thiên nhiên tạo tác nên.

Xu hướng du lịch thông minh lên ngôi

Xu hướng du lịch thông minh lên ngôi

Trong bối cảnh nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia, du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng thông minh, bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ Hà Nam"

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ Hà Nam"

Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Hà Nam" diễn ra vào 20 giờ 10 phút ngày 10/5 tại Quảng trường trung tâm hành chính mới (đường Nguyễn Văn Linh, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý), kết hợp bắn pháo hoa tầm cao phục vụ nhân dân và du khách.

Việt Nam xếp thứ 7 các quốc gia được tìm kiếm về du lịch toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 7 các quốc gia được tìm kiếm về du lịch toàn cầu

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, theo dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2025 tới nay tăng trưởng khoảng 10%-25%.

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Du lịch Hà Nội về việc tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025.

Tin mới nhất

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Chuỗi sự kiện "Dạo bước Trung Quốc" năm 2025 vừa khai mạc tại Vũ Hán với sự tham dự của đông đảo nghệ sĩ, Kols, phóng viên...

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Với Hà Giang - nơi có 19 dân tộc cùng sinh sống, văn hóa chính là gốc rễ, bản sắc không thể hòa lẫn. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch xanh gắn với sinh kế bền vững và niềm tự hào của cộng đồng.

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Trước thông tin một số khách sạn tại Hà Nội "cháy phòng" trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định thành phố hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách trong kỳ nghỉ lễ này.

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70km về phía Bắc, Mũi Vi Rồng thuộc thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nét hoang sơ, kỳ bí được thiên nhiên tạo tác nên.

Xu hướng du lịch thông minh lên ngôi

Xu hướng du lịch thông minh lên ngôi

Trong bối cảnh nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia, du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng thông minh, bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ Hà Nam"

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ Hà Nam"

Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Hà Nam" diễn ra vào 20 giờ 10 phút ngày 10/5 tại Quảng trường trung tâm hành chính mới (đường Nguyễn Văn Linh, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý), kết hợp bắn pháo hoa tầm cao phục vụ nhân dân và du khách.

Việt Nam xếp thứ 7 các quốc gia được tìm kiếm về du lịch toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 7 các quốc gia được tìm kiếm về du lịch toàn cầu

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, theo dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2025 tới nay tăng trưởng khoảng 10%-25%.

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Du lịch Hà Nội về việc tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025.

18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ở Lào Cai

18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ở Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha tại các địa phương, tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.

Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - Italy

Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - Italy

Tại thành phố Milan, miền Bắc Italy, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Quỹ xúc tiến du lịch, Sở Du lịch Hà Nội và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist group) tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa 2 nước.