Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

08/05/2025 16:55 | Du lịch
TTXVN

Với Hà Giang - nơi có 19 dân tộc cùng sinh sống, văn hóa chính là gốc rễ, bản sắc không thể hòa lẫn. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch xanh gắn với sinh kế bền vững và niềm tự hào của cộng đồng.

Đánh thức kho báu văn hóa nơi cực Bắc

Văn hóa ở Hà Giang hiện hữu không chỉ trong các di tích cổ kính hay những lễ hội linh thiêng mà còn thấm đẫm trong đời sống thường nhật của người dân bản địa. Từ tiếng khèn Mông ngân vang bên vách núi, điệu nhảy lửa huyền bí của người Pà Thẻn đến những phiên chợ vùng cao đầy sắc màu - mỗi nếp sinh hoạt nơi đây đều ẩn chứa chiều sâu truyền thống và giá trị văn hóa độc đáo.

Hà Giang đã khéo léo “đánh thức” kho báu văn hóa ấy bằng nhiều hoạt động sáng tạo gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng. Các lễ hội như: Lễ hội hoa tam giác mạch, Festival Khèn Mông, Tuần văn hóa di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Chợ tình Khâu Vai… không chỉ còn là sinh hoạt cộng đồng mà đã vươn tầm thành thương hiệu du lịch, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách.

Chìa khóa vàng” để vùng cao phát triển du lịch bền vững - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: TTXVN

Những trải nghiệm đậm chất bản địa, từ biểu diễn nghệ thuật dân gian, trò chơi truyền thống, đến dạy nấu món ăn dân tộc đang dần trở thành sản phẩm du lịch có giá trị cao, mang lại thu nhập cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Hoài, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang chia sẻ: Văn hóa các dân tộc ở Hà Giang chính là tài sản quý giá nhất, là sức mạnh mềm để phát triển du lịch. Mỗi lễ hội, làn điệu dân ca hay phong tục sinh hoạt nếu được gìn giữ và khai thác bài bản đều có thể trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì: “Chúng tôi xác định phát triển du lịch cộng đồng không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn là cách để bảo tồn bản sắc. Việc người dân tham gia làm du lịch, giữ nghề, giữ lễ hội là đang chủ động bảo vệ chính di sản của mình”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng (du khách đến từ Hà Nội) tâm sự: “Tôi đã đến Hà Giang 3 lần và mỗi lần đều là một trải nghiệm mới. Lễ hội Khèn Mông năm nay khiến tôi ngỡ ngàng vì sự chân thực và đậm bản sắc. Cảm giác như không chỉ được ngắm nhìn, mà còn được sống cùng văn hóa nơi đây”.

Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á

Không gian văn hóa Hà Giang trải dài từ những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ mùa lúa chín, đến phố cổ Đồng Văn rêu phong trầm mặc; từ Dinh thự họ Vương uy nghiêm giữa núi rừng đến Cột cờ Lũng Cú - nơi thiêng liêng đặt dấu chủ quyền Tổ quốc; từ làng nghề thêu dệt thổ cẩm đến hương vị đậm đà của những món ăn núi rừng. Điều quan trọng hơn cả là những giá trị ấy đang thực sự mang lại thu nhập, tạo việc làm và khơi dậy động lực phát triển cho người dân.

Các làng văn hóa du lịch cộng đồng như: Nậm Đăm, Lô Lô Chải, Lũng Cẩm, Pả Vi… đã trở thành điểm đến hút khách, mỗi ngày đón hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước. Tại những thôn, bản phát triển du lịch, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh gấp 2-3 lần so với nơi chưa tham gia. Đặc biệt, các sản phẩm gắn với nghề truyền thống như: Vải lanh Lùng Tám, thổ cẩm Pà Thẻn, lá tắm người Dao, tinh dầu thảo dược… đang trở thành món quà lưu niệm được ưa chuộng, góp phần lan tỏa thương hiệu Hà Giang.

Chìa khóa vàng” để vùng cao phát triển du lịch bền vững - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: TTXVN

Bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt lanh xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ) cho biết: “Trước đây nghề này gần như bị mai một vì lớp trẻ bỏ đi làm ăn xa. Nhưng từ khi có du khách đến tham quan, mua vải, đặt may trang phục, chúng tôi lại có động lực giữ nghề, truyền dạy cho con cháu”.

Ẩm thực địa phương cũng đang khẳng định vị thế riêng. Những món ăn như cháo ấu tẩu, mèn mén, thắng cố, bánh ngô, thịt treo... không chỉ làm say lòng thực khách mà còn được xác lập trong danh mục kỷ lục quốc gia. Tại các chợ đêm ở Đồng Văn, Mèo Vạc, thành phố Hà Giang…, không gian văn hóa - ẩm thực được tổ chức bài bản, tạo điểm nhấn độc đáo cho hành trình khám phá miền đá.

Bà Mark Jensen (du khách đến từ Na Uy) chia sẻ: “Tôi ấn tượng với ngôi nhà cổ ở bản Lô Lô Chải dưới chân Cột cờ Lũng Cú và bữa cơm truyền thống do chính tay người dân nấu. Đây là một trải nghiệm văn hóa tuyệt vời nhất trong chuyến đi Đông Nam Á của tôi”.

Những năm qua, Hà Giang liên tục được vinh danh là điểm đến mới nổi, điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á. Gần đây nhất, tạp chí danh tiếng Time Out của Anh đã xướng tên Hà Giang trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm không nhỏ trong việc gìn giữ và phát huy hình ảnh điểm đến độc đáo, bền vững. Trong một thời gian ngắn, Hà Giang liên tiếp được các tổ chức uy tín và truyền thông quốc tế vinh danh, đưa vùng đất cực Bắc sánh vai cùng những địa danh nổi tiếng thế giới.

Điều đặc biệt hơn, những đánh giá đó không phải là lời khen mang tính xã giao. Trong điều kiện Hà Giang là vùng địa đầu xa xôi, chưa có cao tốc kết nối đến trung tâm, cơ sở hạ tầng du lịch vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, đây là sự công nhận chân thành và chính xác.

Gìn giữ hồn cốt văn hóa - tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng

Dù đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, song thực tế cho thấy, phát triển du lịch từ văn hóa truyền thống không phải là hành trình bằng phẳng. Trên địa bàn vẫn còn những bản làng chưa đủ tự tin mở cửa đón khách, những nghệ nhân chưa được đãi ngộ xứng đáng. Có lễ hội được phục dựng nhưng chưa đúng tinh thần gốc, điểm đến thu hút khách song chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn, hạ tầng du lịch. Đặc biệt, trong guồng quay của thị trường, không ít giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị thương mại hóa, đánh mất cái hồn mộc mạc vốn có. Điều này đòi hỏi Hà Giang cần có thêm những chính sách đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng và cả du khách.

Chìa khóa vàng” để vùng cao phát triển du lịch bền vững - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: TTXVN

Ông Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang khẳng định: “Chúng tôi không mong du lịch Hà Giang phát triển bằng mọi giá, mà phải phát triển có chiều sâu, giữ được hồn cốt văn hóa. Văn hóa phải là trục chính trong quy hoạch phát triển du lịch địa phương”.

Khi văn hóa trở thành nội lực phát triển - được gìn giữ, nâng tầm và lan tỏa, đó chính là “chìa khóa vàng” để Hà Giang không chỉ là điểm đến được yêu thích, mà còn là điểm tựa cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, vươn mình mạnh mẽ giữa đại ngàn phương Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Đầm sen Trà Lý ở xã Duy Xuyên thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích gần 35ha, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm chút thư thả giữa thiên nhiên.

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thưởng thức ẩm thực... diễn ra từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau được gọi chung là kinh tế đêm, góp phần quan trọng tăng doanh thu, thúc đẩy phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.

Ngày Du lịch Việt Nam (9/7): Khơi dậy tiềm lực, định hình bản sắc, hướng tới phát triển bền vững

Ngày Du lịch Việt Nam (9/7): Khơi dậy tiềm lực, định hình bản sắc, hướng tới phát triển bền vững

Du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ sau những năm phục hồi hậu đại dịch COVID-19. Không chỉ ghi dấu bằng những con số tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam còn đang định hình rõ nét hình ảnh một điểm đến hấp dẫn, an toàn và đậm đà bản sắc.

Pairi Daiza - nơi bảo tồn đa dạng sinh học bền vững

Pairi Daiza - nơi bảo tồn đa dạng sinh học bền vững

Với hơn 80 con vật được sinh ra trong năm 2025, công viên động vật Pairi Daiza tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc bảo tồn và duy trì sự đa dạng sinh học, đồng thời đem đến những trải nghiệm giáo dục sinh động cho công chúng.

Gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng năm 2025

Gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng năm 2025

Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025, đã có những tín hiệu tích cực khi đón hơn 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Brazil, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, không chỉ nổi tiếng với lễ hội Carnival sôi động hay những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Musambwa - hay còn gọi là "đảo Hồn ma" - là một hòn đảo nhỏ chỉ rộng khoảng 5 mẫu Anh (2,02 ha) trên hồ Victoria của Uganda, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi.

Tin mới nhất

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Trà Lý mùa sen nở: Vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc du khách

Đầm sen Trà Lý ở xã Duy Xuyên thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích gần 35ha, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm chút thư thả giữa thiên nhiên.

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Để du lịch đêm ở thành phố Hồ Chí Minh thêm “tỏa sáng”

Các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thưởng thức ẩm thực... diễn ra từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau được gọi chung là kinh tế đêm, góp phần quan trọng tăng doanh thu, thúc đẩy phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.

Ngày Du lịch Việt Nam (9/7): Khơi dậy tiềm lực, định hình bản sắc, hướng tới phát triển bền vững

Ngày Du lịch Việt Nam (9/7): Khơi dậy tiềm lực, định hình bản sắc, hướng tới phát triển bền vững

Du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ sau những năm phục hồi hậu đại dịch COVID-19. Không chỉ ghi dấu bằng những con số tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam còn đang định hình rõ nét hình ảnh một điểm đến hấp dẫn, an toàn và đậm đà bản sắc.

Pairi Daiza - nơi bảo tồn đa dạng sinh học bền vững

Pairi Daiza - nơi bảo tồn đa dạng sinh học bền vững

Với hơn 80 con vật được sinh ra trong năm 2025, công viên động vật Pairi Daiza tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc bảo tồn và duy trì sự đa dạng sinh học, đồng thời đem đến những trải nghiệm giáo dục sinh động cho công chúng.

Gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng năm 2025

Gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng năm 2025

Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025, đã có những tín hiệu tích cực khi đón hơn 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Brazil, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, không chỉ nổi tiếng với lễ hội Carnival sôi động hay những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Musambwa - hay còn gọi là "đảo Hồn ma" - là một hòn đảo nhỏ chỉ rộng khoảng 5 mẫu Anh (2,02 ha) trên hồ Victoria của Uganda, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi.

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị, cũng như khám phá lịch sử của sôcôla.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.