(Thethaovanhoa.vn) -Trưa 11/10, khi đang tác nghiệp đưa tin, ghi hình, chụp ảnh trên cầu Thia, gồm 5 nhịp nối huyện Văn Chấn với thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái, phóng viên Đinh Hữu Dư của TTXVN đã bị cuốn trôi mất tích khi một nhịp cầu bất ngờ đổ sập xuống dòng nước lũ.
Sáng nay, 14/10, tang lễ tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng đã diễn ra tại quê nhà Ninh Bình. Anh ra đi khi vừa bước vào tuổi 30, để lại niềm đau đớn không thể bù đắp cho gia đình, người thân, để lại niềm tiếc thương cho độc giả cả nước, cho bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng anh cũng để lại một tấm gương sáng về sự dấn thân của người trẻ, như nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ với Thể thao&Văn hóa (TTXVN): "hành động dũng cảm, hy sinh quyên mình trong khi đang tác nghiệp là tấm gương sáng thể hiện phẩm chất cao quý không ngại hiểm nguy, xả thân vì nghề, vì lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Qua sự việc này cho thấy nhiều nhà báo của chúng ta vẫn đang ở trên tuyến đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ở những nơi gian khổ hiểm nguy".
Hãy cùng xem lại những bức ảnh thời sự nóng bỏng của Dư, để thấy nhiều hơn những điều trong khuôn hình mưa lũ, những điều không chỉ ở phía trước ống kính mà còn cả ở phía sau:
Ngày 11/1/2017, hồ chứa bùn thải có dung tích hàng chục nghìn mét khối của Nhà máy tuyển quặng sắt thuộc Công ty Cổ phần Khoáng nghiệp và Thương mại Thuận Thông Đạt tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra sự cố vỡ nắp chắn. Một lượng lớn bùn thải đã tràn qua Quốc lộ 37, đoạn Km 305, gây sạt lở nghiêm trọng, sạt taluy âm, làm đứt hộ lan với chiều dài hơn 30 mét, chiều rộng ăn sâu vào đường 1-1,5 mét, gây ách tắc giao thông nhiều giờ. Ảnh: Đinh Hữu Dư – TTXVN.
Phần taluy âm bị sạt kéo cả hộ lan xuống vực suối Ngòi Lâu hơn 30 mét. Ảnh: Đinh Hữu Dư –TTXVN
Sự cố vỡ nắp chắn ống dẫn nước bùn thải khiến làm sạt lở taluy âm, chiều rộng ăn sâu vào đường 1-1,5 mét. Ảnh: Đinh Hữu Dư – TTXVN.
Tính đến thời điểm 22 giờ ngày 3/8/2017, trận lũ ống lịch sử tại huyện Mù Cang Chải đã làm 2 người chết, 12 người mất tích và 10 người bị thương. Trong ảnh: Ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (thứ 2 từ trái sang) chỉ đạo tại hiện trường. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Dòng nước siết vẫn tiếp tục đổ về khu vực đang khơi luồng tại trung tâm Mù Cang Chải sau trận lũ ống. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Lực lượng chức năng phá đá để khơi luồng chảy. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Hiện trường vụ sạt lở tại khu vực sân vận động Mù Cang Chải. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Trận lũ ống xảy ra sáng 3/8/2017 tại huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã làm 2 người thiệt mạng, 12 người mất tích, 32 ngôi nhà bị sập hoặc bị nước lũ cuốn trôi, tổng thiệt hại ước hơn 180 tỷ đồng. Thị trấn Mù Cang Chải, xã Lao Chải và xã Kim Nọi là 3 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ này. Trong ảnh: Cổng trường học bị lũ cuốn phăng. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Nước lũ vẫn tiếp tục đổ về. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Toàn bộ sân vận động Mù Cang Chải bị ngập hơn 1 mét trong bùn đất. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Thày cô giáo và phụ huynh học sinh dọn dẹp đất đá vùi lấp tại trường Tiểu học - THCS Thị trấn Mù Cang Chải. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Thày cô giáo và phụ huynh học sinh dọn dẹp đất đá vùi lấp tại trường Tiểu học - THCS Thị trấn Mù Cang Chải. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
5/8/2017, hơn 500 dân quân tự vệ cùng các cán bộ, chiến sĩ tại địa phương đã được huy động để tìm kiếm các nạn nhân còn đang mất tích do mưa lũ tại Mù Cang Chải (Yên Bái). Hơn 200 chiến sĩ thuộc Quân khu II cũng đã được huy động phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Yên Bái hiện vẫn còn 10 người đang mất tích. Trong ảnh: Khu vực lòng hồ thuỷ điện Khao Mang (Mù Cang Chải) là một trong những trọng điểm tìm kiếm. Ảnh: Đinh Hữu Dư – TTXVN
Sáng 5/8/2017, các lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân do lũ cuốn trôi tại Mù Cang Chải. Tính đến 11 giờ ngày 5/8, đã có 4 người chết do lũ cuốn ở Mù Cang Chải, 10 người vẫn đang mất tích. Trong ảnh: Chuyển nạn nhân về nhà để làm thủ tục mai táng. Ảnh: Đinh Hữu Dư – TTXVN
5/8/2017Sư đoàn 316 – Quân khu II đã triển khai 220 chiến sĩ tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Bên cạnh đó, 500 dân quân tự vệ và 30 chiến sĩ bộ đội địa phương cũng đã được huy động vào nhiệm vụ này. Trong ảnh: Các chiến sĩ công binh khoan, phá các tảng đá lớn bị lũ cuốn vào khu vực dân cư. Ảnh: Đinh Hữu Dư – TTXVN
Mưa lũ đã khiến 4 người ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái thiệt mạng, 10 người vẫn đang mất tích. Không khí tang thương đang bao trùm những bản Mông nghèo. Cơn lũ lịch sử đã để lại những vết thương khó có thể chữa lành. Trong ảnh: Nỗi đau của những người thân anh Giàng A Hù, tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Đinh Hữu Dư – TTXVN
Ngày 7/8/2017, 105 chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc Công an tỉnh Yên Bái và Bộ Công an đã có mặt tại vùng lũ phối hợp với lực lượng công an huyện Mù Cang Chải giúp nhân dân di chuyển, dọn dẹp nhà cửa sau trận lũ lịch sử. Hiện Mù Cang Chải có 56 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi và bị sạt lở cần được hỗ trợ sửa chữa, di chuyển; hàng chục gia đình khác cũng cấn di dời khỏi các vùng nguy hiểm. Trong ảnh: Các chiến sĩ cảnh sát cơ động giúp nhân dân thu dọn đồ đạc. Ảnh: Đinh Hữu Dư - TTXVN
Đó là những bức ảnh nóng bỏng từ hiện trường các đợt mưa lũ trước diễn ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái mà phóng viên Đinh Hữu Dư gửi về Tổng xã. Nhưng lần này, anh đã không kịp gửi về tấm hình nào...
Mỗi khi nghe tin một nhà báo tử nạn khi đang làm nhiệm vụ, có thể là trên chiến trường hay giữa mưa bão, hoả hoạn..., tôi nghĩ đến một nỗi đau trong nghề báo.
Hội nghị Toàn quốc lần thứ 29 đoàn kết với Cuba đã khai mạc vào ngày 3/5 tại thủ đô Mexico City, nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân Mexico đối với nhân dân đảo quốc Caribe, cũng như kêu gọi chấm dứt lệnh bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt hơn 6 thập kỷ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khởi động quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2025, nhằm cụ thể hóa chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" và "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Donald Trump.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, phối hợp cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của kiều bào.
Ngày 4/5,Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết,kết quả công tác phục vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2025 có nhiều khởi sắc.
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các dự án phấn đấu về đích trước ngày cuối cùng của năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn hóa, học thuật và những người yêu mến ông.
Bãi biển Copacabana (Brazil) nổi tiếng đã biến thành một đại dương rực rỡ của người hâm mộ vào tối 3/5 khi siêu sao nhạc pop toàn cầu Lady Gaga trình diễn một buổi hòa nhạc miễn phí, đánh dấu màn trình diễn lớn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của cô.
Trên cương vị Ủy viên Ban Thường vụ và Trưởng Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã dự khán trận chung kết và tham gia lễ trao giải AFC Champions League Elite 2024/25.