19/02/2013 13:48 GMT+7 | Văn hoá
|
Gặp gỡ Trần Tiến để có một bài phỏng vấn không dễ. Ở tuổi này ông ngại ngùng với những thứ mang tính rườm rà, trong đó, như cách ông nói là "có các nhà báo". Người viết có lẽ là một ngoại lệ chăng?
Bởi chỉ một cú phone thôi đã được ông gật đầu “hẹn hò” một chầu cà phê nơi góc phố Hà Nội.
Hà Nội bây giờ đã là của ai rồi
Trần Tiến bảo vậy. Bởi nơi ông vẫn yêu và hoài niệm là Hà Nội của những ngày xưa với Phố nghèo, mái ngói, gác khói, tiếng còi xa, thiếu phụ buồn thương đi trong sương như nhân ảnh mờ; có mối tình xưa với người thiếu nữ ngượng ngùng.
Với Trần Tiến, Hà Nội bây giờ xa lạ quá. Sự ồn ào, náo nhiệt của nó luôn khiến ông cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Dẫu vậy, vẫn phải nơi đây, mới có thể mang lại cho ông những cảm giác hoài niệm, nhung nhớ về những ngày xưa cũ.
Ông nói trong sự nghẹn ngào xúc động của những dòng hoài cảm. Một Trần Tiến mạnh mẽ, to lớn lại luôn luôn có thể khóc mỗi khi xúc động. Giọt lệ nơi khoé mắt của một người đàn ông luôn khiến người đối diện bối rối.
Hà Nội của một thời nghèo khó nhưng cái gì cũng ngon, cũng rẻ. Trần Tiến nhớ về những người bạn cũ.
Người ông nhắc đến đầu tiên là nhà văn Nguyễn Tuân. Một người anh, người bạn vong niên của ông. Trong ký ức ấy, tác giả của Vang bóng một thời là một người đàn ông cầu kì đến khó tính.
"Nguyễn Tuân ăn gì cũng chỉ ăn đúng cái hàng quán mà ông thích. Mua ở nơi khác không bao giờ qua được con mắt và cái miệng tinh tường của ông.
Có lần Nguyễn Tuân hỏi vợ: "Tôi với bà thì ai sẽ là người chết trước". Bà Nguyễn Tuân chẳng ngần ngại mà thốt lên: Tôi mà chết trước thì lúc ông nằm xuống, ai đi mua phở Bát Đàn cho ông, ai chọn trứng vịt lộn đúng với ý ông được. Nguyễn Tuân nghe xong chỉ còn biết gật gù thán phục”, Trần Tiến kể.
"Tôi bây giờ cũng bắt đầu giống Nguyễn Tuân ở sự khó tính. Cái sự khó tính của những người đã sống, đã buồn vui quá nhiều với cuộc đời này. Bây giờ không khó tính không được.
Hà Nội nay cũng đầy các hàng phở, chẳng thiếu thứ gì trên đời nhưng chẳng món nào vừa miệng với "ông khách quê" này cả. Cái thời Hà Nội cái gì cũng rẻ cũng đã qua rồi. Hà Nội bây giờ như là của ai đó, xa lạ và phồn hoa quá, không còn hợp với tôi nữa.
Tôi ra Hà Nội, bạn đặt cho chỗ nào thì ở chỗ đó, chỉ ăn đâu thì ăn đó. Đi đến đâu cũng phải dò đường mất mấy tiếng. Nhiều lúc còn không biết Nhà hát lớn, Hồ Gươm ở hướng nào".
![]() |
|
Nhưng như ông nói, chưa bao giờ và không bao giờ ông xa rời Tổ quốc, rời bỏ cuộc đời yêu thương và thân thiết này.
Theo Nguoiduatin.vn
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất