(TT&VH Cuối tuần) - Trước đây hay bây giờ cũng vậy, người ta chỉ quen gọi anh là Nguyễn Bảo Huy – Cựu vô địch Việt Nam, cựu á quân SEA Games. Cái tên Nguyễn Văn Phương nghe vừa xa lạ, mà cũng chẳng để lại ấn tượng gì cho người đối diện. Vậy mà, đấy mới là con người thật của anh sau rất nhiều năm “mượn tên” người em trai Nguyễn Bảo Huy.
Cuộc đời của Phương thậm chí còn lận đận hơn cả chuyện anh mượn tên người khác để thành danh. Rời đường chạy, trở thành một HLV năng khiếu, nhưng cái khó, nỗi khổ và sự dằn vặt dường như vẫn chưa muốn buông tha Phương…
Xin được là chính mình!
Tháng 7/2005, nghĩa là sau 13 năm sống nhờ cái tên người em ruột Nguyễn Bảo Huy, Phương rốt cuộc cũng đã phải lên tiếng, trút mọi sự kìm nén trong lòng cất thành lời cầu xin “trả lại tên” cho mình, sau khi một sự thật đã phơi rành rành trước mắt tất cả: nhà vô địch Bảo Huy chưa từng là Nguyễn Bảo Huy! Cái tên của người em trai chỉ được Văn Phương mượn tạm vì cuộc mưu cầu danh tiếng của điền kinh TP.HCM.
Trước đây, dân trong làng điền kinh (đương nhiên là trừ TP.HCM ra) chỉ biết Bảo Huy sinh ngày 4/2/1978, được phát hiện từ giải điền kinh học sinh TP.HCM đầu thập niên 1990 dưới màu áo Trường phổ thông Ngô Sĩ Liên (Quận Tân Bình). Thi đấu ấn tượng, vậy là Huy được “bốc” lên Trường Nghiệp vụ TDTT. Kể từ đó, ngôi sao điền kinh mang tên Bảo Huy ra đời. Và phải đến khi bất ngờ VĐV này gửi đơn lên Ban giám đốc Sở TDTT TP.HCM xin “trả lại tên”, người ta mới nhận ra đấy là Nguyễn Văn Phương, còn Bảo Huy chỉ là cậu em trai kém mình 2 tuổi. Đồng thời, người ta cũng mới biết được chuyện các thầy cô đã cố tình giấu nhẹm một sự thật suốt thời gian dài về Phương.
Sau này, Phương bảo rằng suốt 13 năm ấy, lòng anh chẳng bao giờ yên bình. Sâu thẳm trong đó là sự giằng xé tâm lý, là nỗi khổ khó cất thành lời và lớn hơn nữa là một sự cam chịu để sống. Ngay cả khi đã 29 tuổi (Phương sinh ngày 20/5/1976), anh vẫn chưa dám... yêu! “Tôi biết nói với bạn gái mình là ai? Văn Phương hay Bảo Huy đây? Tôi thậm chí chỉ quanh quẩn sống ở Trung tâm điền kinh, mà đâu dám về nhà. Vì về nhà, thể nào anh công an khu vực cũng hỏi, mà vỡ chuyện thì ngượng với đời!”, Phương tâm sự.
Văn Phương dưới cái tên Bảo Huy đã ngang dọc ở các sân chơi điền kinh quốc gia, Đông Nam Á và mang về cho điền kinh TP.HCM cả tá HCV ở cự ly 400m rào. Thậm chí, trong vòng 5 năm trước khi trở lại với tên thật, Phương là VĐV duy nhất thường xuyên đoạt HCV cho điền kinh TP.HCM. Ngay cả kỷ lục quốc gia 400m rào mà Phương lập từ cách đây khá lâu vẫn chưa tìm được đàn em phá nổi cho đến tận hôm nay.
Quýt làm thì... quýt chịu!
Đóng góp của Phương cho điền kinh TP.HCM không hề nhỏ. Nhưng ác nghiệt ở chỗ, sau khi bị lộ tên và tuổi thật, Phương trở thành “cái gai” trong mắt nhiều người làm điền kinh. Vậy là khi chẳng ai còn chống lưng, Phương đành nói lời chia tay sự nghiệp VĐV, bắt đầu một cuộc sống mới đầy gian nan.
Ngay cả khi mọi chuyện đã rõ trắng đen, nhưng Phương vẫn là người mang tiếng là tội nặng nhất, vì lãnh đạo bộ môn điền kinh, ngành TDTT TP.HCM chối đây đẩy trách nhiệm, viện dẫn rằng “cơ sở đưa lên, thì cái sai bắt nguồn từ cơ sở”!? Nói chung, trước tình cảnh không thể phũ phàng hơn, Phương đành nín nhịn, lủi thủi tự tập luyện mà không có thầy dẫn dắt, thi đấu nốt 1 mùa trước khi chia tay nghiệp VĐV bạc bẽo. Thậm chí, chuyện học của Phương từng được hứa sẽ chăm lo trước kia, giờ anh cũng phải tự lo lấy.
Nghỉ tập và thi đấu, Phương bị cắt chế độ và để nuôi tiếp chuyện học văn hóa, anh xin huấn luyện lứa năng khiếu của TP.HCM, trước khi xin về làm công tác đào tạo trẻ cho Trung tâm TDTT Quận Thủ Đức. Vẫn không đủ trang trải cuộc sống, Phương và người yêu (cũng là dân thể thao) mượn tạm... vỉa hè bên ngoài sân Thống Nhất (đường Đào Duy Từ, Quận 10) mở một quán ốc nho nhỏ vào lúc chập choạng tối, trông chờ bạn bè, đồng nghiệp cũ và người thân quen tới ủng hộ, kiếm thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống.
Phận sống mòn...
Nhìn Nguyễn Văn Phương đội nắng, cầm cờ ở điểm xuất phát các cự ly tiếp sức tại giải vô địch quốc gia 2009 vừa rồi, nhiều người tưởng anh đã ổn định, tạm sống được giữa cái thời khủng hoảng kinh tế, cái gì cũng đắt đỏ. Nhưng cuộc sống chẳng hề giản đơn vậy. Chỉ khi nào có giải và có người còn quý mến mới kêu Phương về sân Thống Nhất làm. “Chịu thôi, đời mà anh!”, Phương nói.
Ngẫm mà chua chát thay cho Phương. Ít ra thì anh cũng từng là nhà vô địch Việt Nam, từng ghi dấu ấn ở đấu trường SEA Games, từng hy sinh tuổi trẻ cho điền kinh TP.HCM... mà nhận lấy chỉ là con số không to tướng.
Giờ đây, hàng ngày ngoài chuyện học, Phương được giao huấn luyện lứa... năng khiếu ban đầu, nghĩa là những cô, cậu bé mới chập chững làm quen với điền kinh. Làm để “nộp” lên tuyến trên cho nhiều HLV khác làm tiếp. Nhưng anh cũng chua chát thừa nhận, học trò trong tay anh đang khá, một thời gian sống trong sự kèm cặp của người khác không thể tiến nổi, chỉ số thành tích “giậm chân tại chỗ”. Tiếc tài của trò nhưng đành chịu, vì “cuộc sống nó thế!”, Phương bảo.
Nhìn cái cảnh điền kinh TP.HCM ngày càng bệ rạc, bết bát, anh và nhiều người tâm huyết buồn lắm. Nhưng có muốn giúp cũng chẳng được, vì chẳng ai cho giúp. Giá như, những nhà quản lý ở trên nhận thấy và tin dùng sử dụng những người trẻ từng thành danh trong vai VĐV, thay vì dồn việc cho một số HLV cao tuổi, không còn theo kịp sự phát triển của điền kinh hiện đại, thì có lẽ, mọi chuyện đã chẳng tan nát như ngày nay.
Bạn bè có người khuyên Phương nên tìm một công việc khác để tồn tại thay vì cứ “sống mòn” như lúc này. Nhưng cái nghiệp điền kinh như đã ngấm vào máu thịt của mình, nên Phương quyết theo đuổi đến cùng, dù biết chắc tương lai sẽ lắm chông gai. Với lại, mười mấy năm trời cống hiến cho điền kinh TP.HCM và ĐTQG, có rảnh rỗi bao giờ đâu mà học lấy một cái nghề khác. Phương hay nhiều VĐV điền kinh ở TP.HCM cũng vậy thôi, bị vắt kiệt như một trái chanh, xong thì... bỏ!
Nguyễn Vân
Giờ đây Phương chỉ muốn người ta nhớ đến mình với cái tên mới. Thậm chí, ngay cả việc đưa lại những tấm hình của anh ở thời điểm vinh quang dưới cái tên Bảo Huy cũng làm anh cảm thấy tự xót xa.
XSTG 4/5 : Xổ số Tiền Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tiền Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSDL 4/5: Xổ số Đà Lạt được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Đà Lạt quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSMN 4/5: Xổ số miền Nam ngày 4/5/2025 gồm các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang và Đà Lạt. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay Chủ Nhật ngày 4/5 trên Thethaovanhoa.vn.
XSKG 4/5: Xổ số Kiên Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Kiên Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Tổng Bí thư.
Ngày 3/5/2025, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã có buổi hợp luyện trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva cùng đoàn các nước để chuẩn bị tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Ngày 4/5/2025, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, dự kiến Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) phục vụ hơn 108.000 lượt hành khách, trong đó có hơn 64.000 khách nội địa và 44.000 khách quốc tế.
Tại sân bay Nội Bài, hành khách của Vietnam Airlines và Vietjet Air hiện đã sử dụng sinh trắc học VNeID để làm thủ tục hàng không cho các chuyến bay nội địa, thay thế cho việc xuất trình giấy tờ như trước đây.
Ngày 4/5, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi khởi nguồn cảm hứng và tìm kiếm hành trình mang “chất riêng” trong từng trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.
Cựu tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đang có mùa giải ấn tượng trong màu áo Thể Công Viettel. Cái tên từng là bất ngờ dưới thời HLV Park Hang Seo tại Vòng chung kết U23 châu Á 2020 đang được HLV Kim Sang Sik chú ý.
Từ sáng 4/5/2025 – ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, lưu lượng phương tiện giao thông đổ về các cửa ngõ vào nội thành Hà Nội như tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ… tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, đến gần trưa, vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hội nghị Toàn quốc lần thứ 29 đoàn kết với Cuba đã khai mạc vào ngày 3/5 tại thủ đô Mexico City, nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân Mexico đối với nhân dân đảo quốc Caribe, cũng như kêu gọi chấm dứt lệnh bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt hơn 6 thập kỷ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khởi động quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2025, nhằm cụ thể hóa chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" và "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Donald Trump.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, phối hợp cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của kiều bào.
Ngày 4/5,Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết,kết quả công tác phục vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2025 có nhiều khởi sắc.
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các dự án phấn đấu về đích trước ngày cuối cùng của năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.