(Quy chiếu từ bộ sưu tập tranh lụa của Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam)
(TT&VH Cuối tuần) - Bộ sưu tập tranh lụa của Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, niên đại tập chung chủ yếu kể từ khi có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1925) cho tới nay (khoảng trên dưới 80 năm) với những chặng đường phát triển đa dạng, có thăng, có trầm; gồm hai giai đoạn chính:
Thiếu nữ chải tóc - Nguyễn Văn Long
- Giai đoạn thứ nhất (1925 - 1945): Tranh lụa Việt Nam mang đậm tinh thần bản sắc dân tộc Việt với sự khởi nguồn kết hợp giữa phương pháp xây dựng hình thể hàn lâm viện châu Âu cùng tinh thần không gian ước lệ Á Đông. Ở đây, yếu tố thẩm mỹ rất được coi trọng với cách dùng mảng gợi khối hay dùng mảng đi nét viền bao quanh hình thể nhân vật, đồ vật để từ đó diễn đạt tình cảm lãng mạn của nghệ sĩ. Đề tài của giai đoạn này chủ yếu là khung cảnh thiếu nữ thành thị mơ mộng và cảnh sinh hoạt rất chân thực. Những tác giả tiêu biểu với tác phẩm đẹp, độc đáo phải kể đến: Lê Văn Đệ - Thiếu nữ bên cầu ao, Cô dâu (1945); Nguyễn Văn Long - Thiếu nữ chải tóc, 1941; Lương Xuân Nhị - Gánh lúa, 1940; Nguyễn Tiến Chung - Đi chợ Tết, 1940; Nguyễn Thị Nhung - Thiếu nữ, 1940; Trần Văn Cẩn - Hai thiếu nữ trước bình phong, 1944,... và đặc biệt, người có công đặt nền móng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam cận - hiện đại là danh họa Nguyễn Phan Chánh. Tranh lụa của ông có một phong cách, dấu ấn riêng, nổi bật ở cách nhìn dung dị, chân thực, đậm chất nhân văn với khả năng kết nối giữa tinh thần, hình thể dân gian của người Việt và ý niệm không gian phương Đông cùng cách biểu đạt bảng màu đơn giản nhưng đa sắc, các tác phẩm nổi tiếng là: Ra đồng - 1937 và hàng loạt tác phẩm ở giai đoạn sau như: Chợ Kim Kiên - 1957; Tổ đan mây - 1960; Bữa cơm mùa thắng lợi - 1960; Bát nước giải lao - 1967; Tổ giữ trẻ - 1962; Sau giờ trực chiến, Sáng cho con bú - 1970,…Nghệ thuật tranh lụa ở giai đoạn này còn có nhiều họa sĩ có công đóng góp lớn như Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu… Song rất tiếc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chưa sưu tầm được tác phẩm của họ.
- Giai đoạn thứ hai (từ năm 1945 đến nay): Đặc trưng của giai đoạn này là nghệ thuật tranh lụa có những bước phát triển theo chiều rộng, khẳng định bản sắc riêng, trong đó, mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội được đặt lên hàng đầu. Đề tài chiến tranh cách mạng được chú trọng xen kẽ với những đề tài lao động sản xuất hay sinh hoạt đã tạo nên sự phong phú trong nhận thức và cách biểu đạt. Số lượng họa sĩ vẽ tranh lụa trở nên đông đảo hơn, vì thế bố cục hình thể trong các tác phẩm đồng thời cũng đa dạng hơn với màu sắc tươi, sáng, mạnh, kết hợp cùng một bút pháp có nhiều biến ảo. Khuynh hướng sáng tác ở giai đoạn này chủ yếu là hiện thực xã hội chủ nghĩa và “ấn tượng”. Các tác phẩm đề tài chiến tranh cách mạng nổi trội, đầy tinh thần dân tộc trong giai đoạn này có thể nhắc đến: Con đọc Bầm nghe (1954, Trần Văn Cẩn); Ghé thăm nhà (1958, Nguyễn Trọng Kiệm); Hành quân mưa (1958, Phan Thông); Trăng trên cồn cát (1976, Nguyễn Văn Chung); Trên những chặng đường chiến dịch (1986, Nguyễn Thanh Châu),… Trong khi đó, tác phẩm về đề tài lao động sản xuất và sinh hoạt lại cho thấy một cách nhìn chân thành, mộc mạc, giàu tình cảm. Những tác phẩm để lại dấu ấn như: Về nông thôn sản xuất (1958, Ngô Minh Cầu); Vân dại (1958, Nguyễn Đình Hàm); Tổ thêu (1958,Trần Đông Lương); Góp thóc vào kho (1960, Tạ Thúc Bình); Em bé Việt Nam (1963- Nguyễn Thị Khang); Cá về (1960, Vũ Giáng Hương); Quán bên đường (1979, Mai Long); Hội mùa xuân (1979); Lớp học bổ túc (1978, Nông Công Thắng); Bên bếp lửa (1980, Linh Chi); Mẹ con (1989, Cao Trọng Thiềm)…
Từ năm 1980 trở đi, nghệ thuật tranh lụa có những cái nhìn và hướng đột phá mới khi gia tăng khả năng biểu hiện, mở rộng phạm vi ngôn ngữ tạo hình về bố cục, về hình thể và màu sắc… Những họa sĩ khai thác thành công là Lương Xuân Đoàn với Chiều trên đảo Hòn Tre; Lê Anh Vân với Làm cỏ lúa Xuân; Trần Huy Oánh với Mẹ con Tây Nguyên (1980) bên cạnh một số sáng tác về sau: Mùa Xuân (Mai San, 1981); Cô gái (Nguyễn Thị Kim Thái, 1987); Hoa trái quê hương (Kim Bạch, 1990); Khiêu vũ (Đào Minh Tri, 1993),…
Sầm Sơn - Đỗ Thị Ninh
Song song với nhiều tác giả có uy tín cùng nhiều tác phẩm để lại tiếng vang, giai đoạn từ năm 1945 đến nay ghi nhận một chân dung nghệ sĩ vẽ tranh lụa với phong cách độc đáo: họa sĩ Nguyễn Thụ. Các tác phẩm của ông để lại một hình ảnh giàu cảm xúc trữ tình, giàu sức sống thực tại, trong trẻo, hồn nhiên cùng một kỹ thuật trau chuốt, tinh tế, như: Ghé qua bản (1970); Mưa (1972); Dệt vải (1977)…
Nhìn chung, sưu tập tranh lụa của bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khẳng định sự phát triển của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam qua các giai đoạn, đồng thời khẳng định vị trí song hành của nó cùng các tác phẩm màu dầu, sơn mài trong nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Tuy nhiên, cần phải nói là trong bộ sưu tập tranh lụa của bảo tàng từ thập niên 1990 đến nay, số lượng các tác phẩm lụa được sưu tập rất hạn chế so với các tác phẩm sử dụng chất liệu còn lại như màu dầu, sơn mài, đồ họa và điêu khắc (tỉ lệ chưa được 5%). Mặt khác, các tác phẩm được sưu tập cũng không đặc sắc. Rõ ràng là trên bình diện chung của mỹ thuật đương đại Việt Nam, tranh lụa vừa có số lượng ít vừa có chất lượng nghệ thuật không cao. Có chăng, tranh lụa chủ yếu chỉ phục vụ khách du lịch.
Có nhiều nguyên nhân đã tác động tới sự “thoái trào” của tranh lụa. Thứ nhất, khả năng diễn đạt của chất liệu lụa trong các tác phẩm có giới hạn. Ở mức độ nhất định, các công đoạn sáng tác một bức lụa đích thực đòi hỏi rất nhiều thời gian, qua đó làm giảm khả năng hưng phấn, xúc cảm thăng hoa của nghệ sĩ. Thứ hai, “nội lực” của nhiều họa sĩ sáng tác tranh lụa không cao, dẫn đến sự thiếu đầu tư chiều sâu; bởi vậy chỉ dừng lại ở mức độ dễ xem hay “đẹp” về mặt thị giác. Thứ ba, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà các tác phẩm chất liệu màu dầu, sơn mài được khách hàng ưa chuộng thì sự đáp ứng giữa cung và cầu là điều tất yếu xảy ra, cũng vì lẽ đó, không còn nhiều họa sĩ chuyên tâm tới sự sáng tạo tác phẩm ở thể loại lụa nữa. Và sau nữa, các cơ quan chức năng quản lý mỹ thuật của Bộ VH, TT&DL như Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam không có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ, đầu tư và phát triển nghệ thuật tranh lụa. Các triển lãm chuyên đề, hội thảo khoa học, mở trại sáng tác, giải thưởng hay mua tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, làm xong là để đấy. Từ đó, cũng dẫn tới sự mất phương hướng của những họa sĩ sáng tác trên chất liệu lụa.
Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc (Korean Business Research Institute) vừa công bố bảng xếp hạng uy tín thương hiệu dành cho các bộ phim truyền hình Hàn Quốc tháng 5/2025.
Chiếc iPhone bạn đang sử dụng bỗng dưng xuống pin nhanh, nóng bất thường hay tự tắt nguồn khi chưa hết pin? Đó có thể là lời cảnh báo cho thấy pin điện thoại đã "đến tuổi nghỉ hưu".
NSƯT Kim Phương được biết đến nhờ các vai diễn phản diện bà hội đồng. Nhưng trong "Lật mặt 8", nữ nghệ sĩ kỳ cựu lại chinh phục khán giả GenZ với hình tượng bà ngoại nhí nhảnh và giữ vai trò "lật mặt" của bộ phim.
Met Gala được xem là sự kiện thời trang danh giá và xa hoa nhất hành tinh, thu hút sự chú ý của giới mộ điệu, người nổi tiếng và truyền thông toàn cầu.
Trận đấu giữa CLB Hà Nội và Nam Định trên sân Hàng Đẫy không chỉ là cuộc so tài đỉnh cao mà còn là một lễ hội bóng đá thực sự. Lần đầu tiên trong mùa giải, một sân bóng V-League cháy vé, và khán đài Hàng Đẫy đã bùng nổ, tạo nên không khí sôi động chưa từng có.
XSMB 5/5: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 5/5/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Thép Xanh Nam Định đã giành chiến thắng thuyết phục trước Hà Nội FC trong trận “chung kết” trên đường đua vô địch V-League 2024/25. Trận đấu diễn ra trong bầu không khí cuồng nhiệt với hơn 15.000 khán giả chật kín sân Hàng Đẫy – một khung cảnh đáng mơ ước của bóng đá quốc nội.
Chiều 5/5, với 452/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Qua thời gian khai quật khảo cổ học tại thành cổ Luy Lâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện hiện nhiều dấu tích kiến trúc quý giá.
Ngày 3-5 vừa qua, thương hiệu Phở Atiso (Atispho) chính thức khai trương chi nhánh thứ hai tại 72C Trần Quốc Toản (Q.3, TP.HCM), thu hút đông đảo thực khách, giới truyền thông và các khách mời nổi tiếng.
Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đang ngày càng phổ biến với người tiêu dùng Mỹ, trong khi người dân Mỹ đang tìm đến các thị trường trực tuyến này để mua sản phẩm trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tiến hành tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Từ ngày 10/5/2025, ngành Đường sắt đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với các mác tàu HP1/HP2, LP5/LP6, LP2/LP3 và LP7/LP8.
Đạo diễn Nguyễn Quang Quyết có nhiều cơ hội và thời gian làm việc với những người lính, chạm được vào những phần ký ức thẳm sâu của bao thế hệ người lính nơi chiến trường, để làm nên những tác phẩm để lại dấu ấn với khán giả.
XSCM 5/5: Xổ số Cà Mau được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Cà Mau, quay thưởng lúc 16h10 thứ Hai hàng tuần. Kết quả xổ số hôm nay cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn