(Thethaovanhoa.vn) - Festival Made in Asia khai mạc ngày 30/1/2014 (tại Toulouse, Pháp) tập trung đặc biệt cho Việt Nam, mà trong đó Lê Cát Trọng Lý và nhóm nhạc của mình đã có chương trình riêng vào ngày 6/2/2014 (Mùng 7 Tết Giáp Ngọ). Để biết Lê Cát Trọng Lý đã chơi gì ở xứ người đầu năm Giáp Ngọ thì phải nhìn lại chương trình Những Lý khác nhau tại Nhạc viện TP.HCM đêm 20/1/2014, nơi nghệ sĩ này đã làm nhiều người hoang mang vì sự đổi thay đến “bội phản” trong âm nhạc.
Lê Cát Trọng Lý (vocal, guitar) cùng Nguyễn Đức Minh (đàn môi), Ngô Hồng Quang (đàn tính, đàn nhị), Vũ Đặng Quốc Việt (piano) và Christian Bouaziz (electric guitar) đến Festival Made in Asia. Đây cũng là nhóm đã cùng chơi trong Những Lý khác nhau, một chương trình được tổ chức bất ngờ, bởi nói như một đại diện của nhóm: Sau nhiều ngày tập và chơi rất cảm hứng, mọi người muốn chia sẻ với khán giả Việt Nam trước khi sang Pháp.
Đã tối giản, càng tối giản hơn
Nổi lên từ năm 2007, đến năm 25 tuổi (2012), Lê Cát Trọng Lý luôn cho thấy trăn trở trong việc đổi mới chính mình. Ngay với vài tác phẩm đã đi vào lòng người nghe, mỗi lần trình diễn trở lại, Lý đều tìm cách làm khác về hòa âm, phối khí, trình diễn… Chương trình Những Lý khác nhau được chia làm hai phần nghe ngồ ngộ, phần một: Những bài buồn ngủ; phần hai: Những bài khùng điên. Chỉ riêng chùm bài có tên Chùm cây trong phần một đã đủ chứng thực việc Lý “bội phản” chính mình. Bởi nó dường như bước sang cánh cửa khác, nơi quang cảnh và cảm thức âm nhạc đã thay đổi, nó quốc tế hơn, mà cũng địa phương, dân tộc hơn.
Lê Cát Trọng Lý trong phong thái mới. Ảnh: Đại Ngô
Nếu phải so sánh Lý với các nhạc sĩ cùng thời với mình, thì điểm khác biệt lớn nhất chính là tinh thần tối giản trong tư duy âm nhạc. Ngay với những bài có tính kể chuyện cách đây chừng 6 - 7 năm, sự tối giản đã nhìn thấy trong khúc thức, hòa âm và cả việc tiết chế ca từ. Về sau này, với từng ca khúc, có cảm giác như Lý luôn tìm cách bỏ bớt các “bộ phận và chi tiết”, trong khi nhiều người khác thì tìm cách thêm vào cho có vẻ phức tạp, đầy đặn, nhất là trong cách hòa âm, phối khí.
Nghe những bài gần như không tên trong Chùm cây, Lý gần như chỉ điểm xuyết vài chấm màu âm thanh nhỏ trên bức tranh thủy mặc mênh mông trắng, hoặc sâu thẳm đen. Có bài, trong một vài câu, Lý đã tối giản lời thành âm, chỉ muốn diễn tả âm thanh một cách đơn thuần, tách người nghe ra khỏi ý nghĩa. Vài bài tựa như cơn giông lướt qua bầu trời, đến và đi suôn tuột, chẳng có điệp khúc hay trở về “giang tấu”.
Trong khi phần đông các nhạc sĩ trẻ Việt Nam thích bộc lộ trực tiếp tâm cảnh qua âm nhạc, nói nôm na là hướng ngoại, thì lần này Lý lại hướng nội, nó giống như những vệt sáng trong đêm, chỉ người tinh tường mới nhận ra. Chính điểm này làm cho Lý tự nhiên khác biệt, mở được lối đi riêng. Cho nên, nếu trước đây Lý đã hướng đến sự tối giản nói chung trong ca khúc, thì nay Lý tối giản triệt để hơn, nhất là trong ý nghĩa ca từ và khúc thức - nó hướng đến cảm giác, sự gợi tưởng nơi người nghe.
“Bội phản” là sáng tạo
Cả chương trình khoảng 90 phút, Lý chỉ hát có hai bài quen là Tám chữ có và Du miên, nhưng lại trên một cái nền khác - nhạc world music đã pha trộn đủ thứ loại. Và điển hình nhất cho cuộc pha trộn này là bài Mông Cổ, đậm chất Mông Cổ, nhưng cũng đậm đặc âm nhạc dân tộc Việt Nam và cả nhạc rock của Tây phương.
Với một nghệ sĩ trình diễn, việc thay đổi tư duy và phong thái đã định hình là điều rất khó khăn, bởi họ sợ mất khán giả sẵn có. Nếu nhìn khía cạnh này, việc Lý mạnh dạn “bội phản” chính mình trong âm nhạc là cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Thế nhưng, nhìn ở khía cạnh sáng tạo, không phủ nhận hay bội phản thì thật khó để làm khác, làm mới. Lý đã có 5 năm để làm nên “gu” và phong thái của riêng mình, nay thông qua Festival Made in Asia - nơi luôn xiển dương sự đa sắc và thể nghiệm trong âm nhạc Á châu - Lý chọn hướng bội phản rất đáng ủng hộ. Bởi nếu Lý như cũ thì không có gì đáng nói. Lý thay đổi, suy cho cùng người được hưởng lợi vẫn là khán giả.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn hóa, học thuật và những người yêu mến ông.
Bãi biển Copacabana (Brazil) nổi tiếng đã biến thành một đại dương rực rỡ của người hâm mộ vào tối 3/5 khi siêu sao nhạc pop toàn cầu Lady Gaga trình diễn một buổi hòa nhạc miễn phí, đánh dấu màn trình diễn lớn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của cô.
Trên cương vị Ủy viên Ban Thường vụ và Trưởng Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã dự khán trận chung kết và tham gia lễ trao giải AFC Champions League Elite 2024/25.
Kỳ nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận diễn ra sôi động, nhộn nhịp và đảm bảo an toàn. Toàn tỉnh Bình Thuận đón khoảng 228.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú (tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2024). Doanh thu ước khoảng 450 tỷ đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, trong một bài viết sâu sắc đăng tải trên tờ báo La Patrie News của Algeria, nhà báo Mohamed Abdoun đã chia sẻ những ấn tượng đặc biệt về Việt Nam...
Sáng 4/5, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak từ ngày 4-6/5/2025, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.